Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2024
Hình ảnh
  MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CARBON Định nghĩa thị trường các-bon, hàng hóa trên thị trường các-bon Thị trường các-bon là thị trường trong đó hàng hóa giao dịch được quy đổi ra đơn vị các-bon, cụ thể có 2 loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường các-bon là hạn ngạch phát thải và tín chỉ các-bon. Hạn ngạch phát thải là khối lượng khí nhà kính, quy về đơn vị tấn CO2 tương đương mà cơ quan quản lý cho phép một cơ sở/đối tượng/tổ chức được phép phát thải trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu cơ sở đó phát thải quá hạn ngạch được quy định thì sẽ phải mua hạn ngạch của cơ sở khác hoặc tín chỉ các-bon trên thị trường để bù trừ phần vượt quá, hoặc sẽ bị phạt bởi cơ quan quản lý nhà nước. Tín chỉ các-bon là đại diện cho lượng tấn CO2 tương đương mà một hoạt động có thể tạo ra, dựa trên khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ khí nhà kính của hoạt động đó (ví dụ: hoạt động trồng rừng, thu hồi khí để phát điện) hoặc dựa trên khả năng giảm phát thải của hoạt động đó so với các hoạt động thông ...
Hình ảnh
PHÂN BIỆT PHẠM VI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THEO GHG Protocol và ISO 14064 Hiện nay, hai tiêu chuẩn phổ biến nhất được sử dụng để đo lường và báo cáo phát thải  khí nhà kính  là GHG Protocol và ISO 14064. Theo tiêu chuẩn GHG Protocol và tiêu chuẩn ISO 14064, nguồn phát thải khí nhà kính được chia thành 2 nguồn chính là phát thải trực tiếp và phát thải gián tiếp, song mỗi tiêu chuẩn lại có cách phân chia khác nhau. Vậy cách phân biệt như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của AHEAD nhé. Tiêu chuẩn ISO 14064 là gì? ISO 14064 là một chuỗi các tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển để giúp các tổ chức định lượng, giám sát, báo cáo và xác minh lượng phát thải  khí nhà kính  và lượng khí nhà kính đã được loại bỏ. ISO 14064 bao gồm ba phần: phần 1 (hướng dẫn ở cấp tổ chức), phần 2 (hướng dẫn ở cấp dự án) và phần 3 (hướng dẫn yêu cầu và quy trình xác nhận và xác minh). Bộ tiêu chuẩn ISO 14064 tương thích với các tiêu chuẩn ISO khác, chẳ...
Hình ảnh
  CBAM LÀ GÌ? Từ tháng 10 năm 2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang thị trường EU đang phải đối mặt với một thách thức mới mẻ và đầy tiềm năng. Thị trường này sẽ thí điểm áp dụng tính thuế carbon -  Cơ chế Điều Chỉnh Biên Giới Carbon (CBAM) , trước khi áp dụng từ năm 2026.  Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về tương lai của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và làm thế nào các doanh nghiệp có thể thích nghi với môi trường kinh doanh mới này. Các mốc thời gian áp dụng CBAM - Ngày 16/05/2023:  Quy định (EU) 2023/956 ngày 10/5/2023 của Ủy ban Châu Âu về Thiết lập Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon tại EU ( CBAM ) bắt đầu có hiệu lực. - 01/10/2023 – 31/12/2025:  Giai đoạn chuyển tiếp. Trong giai đoạn này, các nhà nhập khẩu có nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 33, 34 và 35 của Quy định (EU) 2023/956. Đồng thời, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo vào cuối mỗi quý phát thải được ghi trong hàng hóa CBAM mà không phải thanh toán mức chi phí điều chỉnh, dành th...
Hình ảnh
CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO- CFS LÀ GÌ? Các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa sang các thị trường nước ngoài như Anh, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc... yêu phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do - CFS. Vậy  chứng nhận CFS  là gì?  Chứng nhận CFS là gì? CFS là viết tắt của Certificate of Free Sale, có nghĩa là Chứng nhận lưu hành tự do. Đây là giấy phép chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá. CFS chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Các lĩnh vực cần chứng nhận CFS Các sản phẩm thuộc các lĩnh vực sau đều có thể làm  chứng nhận CFS : - Các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp như các loại hóa chất, máy móc kỹ thuật… - Các sản phẩm y tế thuộc các đơn vị sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế, mỹ phẩm.. - Các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp... Thị trường nào cần chứng nhận CFS? Việc ...
Hình ảnh
  CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ CHỨNG NHẬN FSC FSC là chứng nhận được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng bảo đảm được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường rừng với lợi ích xã hội của các nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương. Chứng nhận FSC là gì? Chứng nhận FSC  là chứng nhận về tiêu chuẩn rừng. Chứng nhận FSC giám sát toàn bộ chuỗi sản xuất và bán hàng của các công ty kinh doanh và chế biến gỗ từ mua sắm nguyên liệu, kho bãi, sản xuất đến bán hàng. Phạm vi của nó bao gồm từ vận chuyển gỗ, xử lý, lưu thông và đến với người tiêu dùng. Để đảm bảo gỗ xuất phát từ rừng với quản lý chất lượng được chứng nhận và phát triển bền vững, và các phương pháp sản xuất và chế biến được FSC phê duyệt được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng là các sản phẩm thân thiện với môi trường được chứng nhận bởi FSC. Mục tiêu Duy trì sự bền vững của rừng là trọng tâm chính của bảo tồn sin...